
Lãnh đạo Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Hải Phòng qua các thời kỳ
Lịch sử phát triển:
Hải Phòng
là thành phố cảng biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội
102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự
nhiên cả nước; bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc (07 quận, 08 huyện). Dân
số thành phố là trên 1.837.000 người. Hải Phòng có vị trí giao lưu thuận lợi
với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; có điều kiện tự nhiên
phong phú, đa dạng, có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế địa phương trên các
lĩnh vực: công nghiệp, du lịch, thủy sản, nông nghiệp, khoáng sản. Hải Phòng đã
phát huy toàn diện và hiệu quả vị thế của thành phố cảng biển, công nghiệp,
đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và cả nước.
Chặng đường
xây dựng, phát triển và hoạt động của ngành Kiểm sát Hải Phòng gắn liền quá
trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân và sự nghiệp cách
mạng của thành phố Hải Phòng. Hiến pháp
năm 1946 quy định tổ chức Công tố được thành lập trong hệ thống Toà án từ cấp
tỉnh trở lên và trực thuộc Bộ Tư pháp, nhưng thực hiện nhiệm vụ độc lập. Năm
1954 miền Bắc được giải phóng, tổ chức cơ quan tư pháp được tách ra thành ba hệ
thống cơ quan riêng biệt: Tư pháp, Công tố và Toà án từ trung ương đến cấp
huyện. Viện Công tố lúc này có nhiệm vụ: điều tra và truy tố những vi phạm về
hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật của Cơ quan điều tra, Toà án, việc
giam giữ và cải tạo. Để thực hiện đường lối cách mạng Việt Nam với hai nhiệm vụ
chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, ngày
26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, hệ thống Viện kiểm sát nhân
dân từ trung ương đến cấp huyện được thành lập theo hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước. Từ đây, ngành Kiểm sát Hải Phòng cũng chính thức được thành lập với
02 cấp kiểm sát được tổ chức theo cấp hành chính.
Hiến pháp
năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 quy định: Viện kiểm
sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực
hành quyền công tố nhà nước. Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1980 và
1992 quy định: Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật; kiểm sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
các cơ quan có thẩm quyền. Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2002 quy định: Viện kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tiếp tục khẳng định, Viện kiểm sát nhân
dân có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Từ năm 1960
đến trước năm 2002, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh
vực hành chính, kinh tế, xã hội ngành Kiểm sát Hải Phòng đã có những đóng góp
quan trọng trong việc phát hiện và xử lý, kháng nghị, kiến nghị khắc phục vi
các vi phạm, tội phạm trên địa bàn thành phố đảm bảo pháp chế được thực hiện
thống nhất góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng thành phố Hải
Phòng. Từ năm 2002 đến nay, theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát, ngành
Kiểm sát thành phố đã tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội
phạm; giải quyết những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đúng quy
định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự trị an xã hội của thành phố. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát
thành phố cũng tăng cường hoạt động trong các lĩnh vực công tác kiểm sát việc
giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và những việc
khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án dân
sự, hình sự, thông qua đó phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại của các cơ quan chức
năng, đã ban hành kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, góp phần
quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Cơ cấu tổ chức:
- Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Hải Phòng;
- Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải
Phòng;
- Ủy ban kiểm sát;
- Các Phòng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hải Phòng (13 đơn vị), gồm:
+ Phòng
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự
về an ninh, ma túy (Phòng 1);
+ Phòng
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự
về trật tự xã hội (Phòng 2);
+ Phòng
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự
về kinh tế, chức vụ (Phòng 3);
+ Phòng
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự
(Phòng 7);
+ Phòng kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Phòng 8);
+ Phòng
kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Phòng 9);
+ Phòng
kiểm sát việc hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những
việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10);
+ Phòng
kiểm sát thi hành án dân sự (Phòng 11);
+ Phòng
kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Phòng
12);
+ Phòng Tổ
chức cán bộ (Phòng 15);
+ Phòng
Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin;
+ Văn
phòng;
+ Thanh
tra.
- Các Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện trực thuộc (15
đơn vị), gồm:
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện An Lão;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện An Dương;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Bạch Long Vỹ;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Cát Hải;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Dương Kinh;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Đồ Sơn;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Hải An;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Hồng Bàng;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Kiến An;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Kiến Thụy;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Lê Chân;
+ Viện kiểm
sát nhân dân quận Ngô Quyền;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Thủy Nguyên;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Tiên Lãng;
+ Viện kiểm
sát nhân dân huyện Vĩnh Bảo.
Toàn ngành Kiểm sát Hải Phòng hiện có 275 công chức gồm: 01 Kiểm sát
viên cao cấp 76 Kiểm sát viên trung cấp, 119 Kiểm sát viên sơ cấp, 38 Kiểm tra
viên, 17 Chuyên viên, 24 công chức khác và 53 người lao động hợp đồng khác.
Về trình độ cán bộ:
Hiện nay,
100% cán bộ làm nghiệp vụ kiểm sát có trình độ cử nhân luật trở lên, trong đó có 02 Tiến sỹ, 01 Nghiên cứu
sinh, 74 Thạc sĩ luật; nhiều đồng chí có 02 bằng đại học trở lên. Về trình độ lý luận chính trị, ngành Kiểm sát
Hải Phòng có 48 đồng chí đạt trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; 92
đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị;. Số đảng viên chiếm 75% cán
bộ trong ngành. Cán bộ làm công tác nghiệp vụ có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt
yêu cầu theo đúng quy định.
Về cơ sở vật chất:
Từ tháng
11/2010, tòa nhà trụ sở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng gồm 07 tầng tại
lô 18A đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng được đưa vào sử dụng khang
trang, hiện đại. Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện đều có trụ sở riêng,
công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được thực hiện tích cực; nhiều Viện
kiểm sát nhân dân quận, huyện như Hải An, Lê Chân, Dương Kinh, Kiến Thụy, Đồ
Sơn được xây mới và đưa vào sử dụng, phục vụ hiệu quả cho hoạt động thực hiện
nhiệm vụ, chức năng của Ngành. Hiện tại, trụ sở Viện kiểm sát nhân dân quận Ngô
Quyền, Kiến An và huyện Tiên Lãng đang được triển khai xây dựng theo kế hoạch
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trang,
thiết bị làm việc của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng cơ bản đáp ứng
đủ yêu cầu công tác. Đặc biệt, 10/15 Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện có
xe ô tô chuyên dùng để phục vụ công tác nghiệp vụ.
Thành tích, Danh hiệu đã đạt được:
Trong suốt
quá trình trưởng thành và phát triển, tập thể lãnh đạo, Kiểm sát viên, Chuyên
viên, Nhân viên ngành Kiểm sát Hải Phòng đã đóng góp có hiệu quả vào công cuộc
bảo vệ đất nước, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng và
sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hải Phòng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất. Nhiều năm liên tục được tặng cờ thi đua của
Chính phủ và của ngành Kiểm sát nhân dân. Trên toàn bộ chặng đường phát triển,
toàn ngành luôn thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành
Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.