• 28/10/2015
    Đại biểu Lương Văn Thành thảo luận về dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) tại phiên họp thứ 10 - Quốc hội XIII chiều ngày 26/10/2015

          Ngày 24/10/2015, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Lương Văn Thành (Đoàn Hải Phòng) đã phát biểu ý kiến. Toàn văn clip phát biểu được đăng tải tại đây: http://www.dailymotion.com/video/x3bfuz3

     

  • 28/10/2015
    Đại biểu Quốc hội Lương Văn Thành thảo luận về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

          Ngày 26/10/2015, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Mười, Quốc hội khóa XIII, các vị đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo bộ luật này. Đại biểu Quốc hội Lương Văn Thành (Đoàn Hải Phòng) đã phát biểu ý kiến.

  • 01/09/2015
    Ngành Kiểm sát Hải Phòng tham gia góp ý dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)

          Thực hiện Kế hoạch số 442/KH-VKS ngày 27/7/2015 của VKSND thành phố Hải Phòng, sáng ngày 27/8/2015,  Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng kết hợp với Dự án Jica tổ chức Hội thảo tham gia góp ý vào Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi).

  • 18/06/2015
    Đại biểu Quốc hội Lương Văn Thành thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

          Kính thưa Chủ tọa phiên họp,

          Kính thưa Quốc hội,

         Bộ luật Hình sự là một bộ luật lớn, đồ sộ, là công cụ sắc bén để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tôi nhất trí cao về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Bộ luật Hình sự và đánh giá cao những điểm mới trong dự thảo Bộ luật được sửa đổi lần này.

          Sau đây, tôi xin tham gia một số nội dung như sau:

  • 17/06/2015
    Quốc hội thảo luận các dự án Luật Thống kê (sửa đổi) và Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi)

          Buổi chiều ngày 04/6/2015, các vị đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận về các dự án Luật Thống kê (sửa đổi) và Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).

    Về dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo luật đã bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là "Bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng hành chính" (Ðiều 19) và đây là nội dung mới rất quan trọng. Do đó, cần quy định cụ thể vấn đề này theo hướng thể chế hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013.

  • 28/04/2014
    Hoàn thiện các Quy định về phạm vi điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong dự thảo Luật tổ chức nhân dân sửa đổi

          Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp Thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Theo đó, chế định Viện kiểm sát nhân dân được quy định từ Điều 107 đến Điều 109 Hiến pháp. Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp tiếp tục ghi nhận: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp… Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 107).

  • 28/04/2014
    Những định hướng đối với việc sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm satsnhaan dân phù hợp với Hiến pháp 2013 và yêu cầu cải cách tư pháp

         I. Nhận xét chung

        Tôi cơ bản nhất trí với Ban soạn thảo về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nhằm thể chế hóa đầy đủ các yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng, được nêu tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, đồng thời cụ thể hóa chế định Viện Kiểm sát nhân dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và các Pháp lệnh hiện hành, thể hiện đúng vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước và trách nhiệm đối với xã hội, công dân, bảo đảm thiết chế VKSND có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

  • 04/03/2013
    Một số vấn đề góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

         Thực hiện công văn số 18/VKS ngày 08/01/2013 của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố về việc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Viện kiểm sát nhân dân quận đã tiến hành tổ chức, nghiên cứu, thảo luận và tham gia những ý kiến có các nội dung như sau:

  • 04/03/2013
    Một số vấn đề về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

         Cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là định hướng cơ bản trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Theo quy định của Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

  • 04/03/2013
    Một số vấn đề về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

         Quá trình nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chế định Viện kiểm sát nhân dân luôn có nhiều ý kiến trái chiều với nhiều câu hỏi đặt ra. Có hay không việc chuyển mô hình Viện kiểm sát sang Viện công tố? Viện kiểm sát có mấy chức năng? Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (gọi tắt là dự thảo sửa đổi Hiến pháp)  với quy định gồm 03 điều (Điều 112, 113, 114) ngắn gọn hơn so với Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định mô hình Viện kiểm sát nhân dân với hai chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là lựa chọn thích hợp nhất của đất nước ta hiện nay.

Trang thông tin điện tử: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - Cơ quan chủ quản: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Địa chỉ: Lô 18A, Lê Hồng Phong, Hải An, TP Hải Phòng - Điện thoại: 02253.838308 - Fax: 02253.839072 - Email: vp_haiphong@vks.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Phó Viện trưởng Lưu Xuân Sang
Số giấy phép: 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng cấp ngày 17 tháng 10 năm 2017 (Giấy phép có giá trị 10 năm)
Bản quyền thuộc về VKSND TP Hải Phòng - Thiết kế bởi VNPT | Quản trị

Chung nhan Tin Nhiem Mang