Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng: Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh
Nhằm phát huy quyền “được biết, được bàn, được kiểm tra giám sát”, của cán bộ, công chức, người lao động, nâng cao vai trò làm chủ, tạo động lực để cán bộ, công chức, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 217 - QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành kèm theo Quy định về Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị -xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 quy định về Mặt trận tổ Quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền. Trong những năm vừa qua, Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã phát huy tích cực vai trò của mình, tham gia xây dựng và góp phần bảo đảm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hình thành môi trường làm việc dân chủ, thân thiện và trách nhiệm giữa Lãnh đạo Viện kiểm sát với cán bộ, công chức, người lao động.
Đây cũng là nội dung đã được Liên
đoàn Lao động thành phố, Công đoàn viên chức thành phố tập trung chỉ đạo,
hướng dẫn các cấp công đoàn chủ động tham gia, phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường công
tác giám sát nội dung về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị; chỉ đạo tổ chức các diễn đàn
trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng gắn với xây dựng các mô hình công
đoàn cơ sở. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức,
người lao động, tạo không khí dân chủ trong nội bộ, đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn
vị.
Công đoàn VKSND
thành phố đã tham mưu cho Đảng ủy, phối hợp với lãnh đạo các phòng thuộc
VKSND thành phố quán triệt và triển khai đồng bộ, hiệu quả, đưa việc xây dựng
và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nề nếp; phát huy được sức mạnh, trí
tuệ, quyền làm chủ của cán bộ, công chức, người lao động, hoàn
thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan; tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý, chỉ đạo điều
hành của Thủ trưởng đơn vị và trong nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ,
công chức, người lao động, góp phần xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chăm lo,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ công chức, người lao động.
Công đoàn cơ quan đã phát
huy tích cực vai trò của mình, tham gia xây dựng và góp phần bảo đảm cho Quy chế
dân chủ được duy trì thường xuyên tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong hoạt động
cơ quan; tham gia với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố trong công tác
quản lý chỉ đạo điều hành; trong công tác tổ chức cán bộ, cải thiện điều kiện
làm việc, quan tâm đến đời sống của công chức, người lao động và kiểm tra, giám
sát thực hiện Quy chế dân chủ tại các đơn vị trực thuộc; tham gia Hội đồng xét
thi đua, nâng lương và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức
và người lao động. Đồng thời, giáo dục động viên đoàn viên tích cực tham gia
các phong trào thi đua, nâng cao trách nhiệm trong công việc, giữ gìn kỷ cương,
kỷ luật, trật tự nội vụ, xây dựng cơ quan văn minh sạch đẹp. Qua đó đã tạo nên không khí dân chủ, đoàn kết, thống
nhất, gắn với nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ đoàn viên công đoàn
trong việc thực nhiệm nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của cơ quan cũng như của tổ chức Công đoàn. Điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, người lao động từng bước được cải thiện: Lãnh đạo Viện luôn quan tâm
tạo mọi điều kiện, bổ sung trang thiết bị làm việc cho các phòng, các cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công tác; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi
ích của người lao động; phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững
mạnh về mọi mặt.
Căn cứ vào chỉ
tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị, để nhân rộng
các điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa đến công chức, người lao động trong
toàn ngành Kiểm sát Hải Phòng, công đoàn phối hợp với VKSND thành phố đã tổ chức phát động các
phong trào thi đua: Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII của Đảng; Phong trào Ngành kiểm sát nhân
dân thi đua rèn luyện theo lời dạy của Chủ tịch HCM “Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn” găn
với phong trào thi đua “Cán bộ, công chức,
viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai
đoạn 2019-2025, Phong trào thi đua “Vì
người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025…Nội dung
các phong trào thi đua đảm bảo thiết thực, tạo động lực phấn đấu và sức chuyển
biến mạnh mẽ, gắn kết công tác thi đua khen thưởng với hoàn thành tốt nhiệm vụ
chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Các phong
trào thi đua trong công tác, học tập tại các đơn vị tiếp tục có nhiều chuyển biến
tốt, hiệu quả công tác kiểm sát ngày càng có chất lượng cao hơn.
Việc
tự học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã trở thành phong trào tự
giác trong toàn cơ quan; phong trào thi đua, công tác khen thưởng đảm
bảo công khai, dân chủ đã thực sự trở thành động lực góp phần nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Nhằm thực hiện tốt
chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, người lao động
trong cơ quan; các chế độ chính sách đối với đoàn viên Công đoàn được giải quyết
kịp thời, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan; các chủ trương, chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập
nâng cao trình độ,
kỹ năng nghiệp vụ như: tiến sĩ, thạc sĩ và các khóa
tập huấn nghiệp vụ được quan tâm. Đời sống của cán bộ, công chức từng bước được
cải thiện, thu nhập được bổ sung từ kết quả thực hiện tiết kiệm chi hành chính,
việc phục vụ bữa trưa tại cơ quan với giá hợp lý, đảm bảo vệ sinh và chất lượng
đã nâng cao sức khỏe cho cán bộ, công chức, người lao động.
Vai trò của tổ chức
Công đoàn còn được khẳng định qua việc tham gia xây dựng quy chế làm việc của
cơ quan, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được quan tâm, chú trọng thường
xuyên. Hàng
năm,
Công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ công chức
để tổng kết công tác năm, đề ra phương hướng công tác năm tiếp theo và triển
khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả; đồng thời thảo
luận, thống nhất các giải pháp quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của cán bộ, công chức, người lao động. Các cán bộ, công chức, người lao
động được tham gia đóng góp ý kiến, đối thoại trực tiếp thể hiện nguyện vọng
với Thủ trưởng cơ quan và Ban Chấp hành Công đoàn. Hội nghị là diễn đàn để Viện
trưởng, Thủ trưởng đơn vị lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp và giải đáp những
thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, người lao động. Các ý kiến đóng góp
được nghiên cứu tổng hợp đưa vào Nghị quyết của Hội nghị để tổ chức thực hiện.
Thông qua việc tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, quyền lợi của cán bộ,
công chức,
người lao động được đảm bảo, vị thế của Công đoàn với vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
được nâng cao, đồng thời, góp phần ổn định tư tưởng, cho cán bộ, công chức, người
lao động yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, đơn vị, cống hiến hết
mình cho ngành Kiểm sát nhân dân.
Nguyễn Thị Thu Mong - Tổ công
đoàn Thanh tra & Khiếu tố