• 26/03/2024
    Kinh nghiệm nhận diện các dấu hiệu đặc trưng của tội chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao, phân biệt với một số tội chiếm đoạt tài sản truyền thống

    Trước tình hình tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng về số lượng các vụ việc, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, khó phát hiện, dự báo. Theo khuyến cáo từ Bộ Công an, hiện tại ở Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng. Đối tượng mà nhóm tội phạm này nhắm đến là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng. Các hình thức đó là:

  • 25/03/2024
    Trao đổi về bài viết “Cách tính thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách”

    Ngày 22/3/2024, trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đăng bài viết “Trao đổi cách tính thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách” của Tổ thông tin tuyên truyền Viện kiểm sát nhân dân quận Đồ Sơn. Bài viết đưa ra vướng mắc trong trường hợp tuyên hình phạt đối với người phạm tội trước đó đã bị xử án treo, trong thời gian thử thách phạm tội mới mà Điều luật chỉ quy định phạt tiền là hình phạt chính (cả hai lần phạm tội đều bị tạm giữ, tạm giam một khoảng thời gian nhất định). Theo đó, có 02 quan điểm xử lý như sau:

  • 25/01/2024
    Tính án phí dân sự trong các vụ án Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

    Từ lâu nay, việc cho vay tiền, tài sản dưới các hình thức cầm cố tài sản, hụi, họ v.v… giữa cá nhân với nhau là một hoạt động quen thuộc, phổ biến với người dân khi có nhu cầu về tài chính, đặc biệt là những người không đủ điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống. Xuất phát từ nhu cầu chính đáng đó của người dân, một số đối tượng đã lợi dụng việc cho vay tiền thông qua giao dịch dân sự với mức lãi suất cao, tùy thuộc vào đối tượng vay, số tiền vay, khả năng tài chính, mối quan hệ giữa đối tượng cho vay và người vay v.v…vượt quá 5 lần so với mức lãi suất cao nhất của Bộ luật Dân sự và bị xử lý về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.

  • 04/10/2023
    Bàn về việc thu giữ và bảo quản vật chứng là tiền trong các vụ án hình sự

    Pháp luật quy định, vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy. Tuy nhiên, hiện nay, việc bảo quản các vật chứng còn có nhiều điểm khó khăn do quy định của luật và do cách hiểu của các cơ quan tiến hành tố tụng.

  • 28/09/2023
    Bàn về cách tính thời hạn chấp hành hình phạt tù

    Thời hạn chấp hành hình phạt tù thông thường trong các vụ án hình sự được tính từ thời điểm bị cáo bị bắt, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam để đảm bảo nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự: “thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù”. Tuy nhiên, qua quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, còn nhiều quan điểm khác nhau trong cách tính thời hạn chấp hành hình phạt tù từ thời điểm nào đối với các vụ án có bị cáo bị tạm giữ, tạm giam theo Quyết định tạm giữ, Lệnh tạm giam của các Cơ quan tiến hành tố tụng khác.

  • 27/09/2023
    Thủy Nguyên: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ

    Để nâng cao chất lượng trong việc quản lý, giải quyết các vụ án tạm đình chỉ, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuỷ Nguyên đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác kiểm sát các vụ án tạm đình chỉ và việc giải quyết các vụ án khi đủ điều kiện. So với Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (BLTTHS) thì việc tạm đình chỉ điều tra vụ án theo quy định của BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) đã bổ sung thêm hai trường hợp tạm đình chỉ điều tra vụ án là: 1) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra; 2) Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra. Điều này phù hợp với thực tiễn có những phát sinh, nằm ngoài dự tính của các nhà lập pháp như do sự kiện bất khả kháng, do thiên tai, dịch bệnh nhưng lại không có căn cứ để tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án vì luật không có quy định, trong khi đó thời gian qua do vấn đề dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu cả nước phải chung tay phòng chống dịch bệnh, nhiều biện pháp được đưa ra, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến thời hạn giải quyết vụ án.

  • 26/09/2023
    Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết Án chiếm đoạt tài sản có sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, phương tiện điện tử - Giải pháp khắc phục

    Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin đang dần thay đổi phương thức giao dịch, trao đổi các loại hình dịch vụ từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua hệ thống các phương tiện điện tử, mạng internet, mạng viễn thông. Việc chào bán các mặt hàng, sản phẩm, các loại hình dịch vụ trên các sàn giao dịch điện tử đã thay thế mô hình chợ truyền thống, người dân đã quen dần với việc thực hiện các giao dịch online. Bên cạnh đó, mặt trái của việc chuyển đổi số là việc bảo mật thông tin cá nhân chưa tốt đã dẫn đến tình trạng các dữ liệu thông tin cá nhân được thu thập trái phép, chào bán cho bên thứ 3. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản của người khác. Có được thông tin cá nhân của người dân, các đối tượng tội phạm đã dùng mọi thủ đoạn để tiếp cận, đưa các thông tin giả, đe dọa, tấn công, uy hiếp tinh thần người dân để chiếm đoạt tài sản của họ với số tiền rất lớn đang gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. 

  • 10/08/2023
    Chi phí tố tụng khác trong vụ án dân sự - “bài toán” không của riêng ai.

    Chi phí tố tụng là một chế định truyền thống trong tố tụng dân sự, được hiểu là các chi phí mà người nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp để Tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án, vụ việc dân sự. Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chi phí tố tụng được chia thành hai nhóm gồm “Án phí, lệ phí” quy định tại mục 1 và “Các chi phí tố tụng khác” quy định tại mục 2 Chương IX. Về cơ bản, pháp luật tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ tạm ứng chi phí, chịu chi phí; xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng khá chi tiết đầy đủ. Đặc biệt các quy định về án phí, lệ phí còn được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/20216 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án và không gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, đối với chi phí tố tụng khác, được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tại các Điều 151 đến Điều 169 bao gồm: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp trong nước; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản; chi phí người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch, luật sư cùng với quy định cụ thể về áp dụng chi phí tố tụng, hiện còn có những vướng mắc về quy định cũng như thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả mong muốn được trao đổi về vấn đề xác định chi phí định giá tài sản gắn với một vụ án thừa kế, chia tài sản chung cụ thể, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định này.

  • 10/08/2023
    Khi nào áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

    Biện pháp ngăn chặn Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan được thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại của bị can, bị cáo, nhất là đối với nhóm người phạm tội là người dưới 18 tuổi lại càng phải thận trọng hơn… Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành đã quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp được áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam như về đối tượng, thẩm quyền, căn cứ, thủ tục áp dụng có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm, định hướng nhận thức của chủ thể tiến hành tố tụng nhưng với một số quy định còn có phần mang tính chất “lựa chọn” khi áp dụng phát sinh nhiều quan điểm trái chiều, khó khăn áp dụng trong thực tiễn.

Trang thông tin điện tử: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - Cơ quan chủ quản: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Địa chỉ: Lô 18A, Lê Hồng Phong, Hải An, TP Hải Phòng - Điện thoại: 02253.838308 - Fax: 02253.839072 - Email: vp_haiphong@vks.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Phó Viện trưởng Lưu Xuân Sang
Số giấy phép: 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng cấp ngày 17 tháng 10 năm 2017 (Giấy phép có giá trị 10 năm)
Bản quyền thuộc về VKSND TP Hải Phòng - Thiết kế bởi VNPT | Quản trị

Chung nhan Tin Nhiem Mang