VKSND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến chuyên đề “Kỹ năng kiểm sát việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành án dân sự”
Thực hiện Kế hoạch đào tạo năm 2024, ngày 16/5/2024 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng kiểm sát việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành án dân sự” nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát hoạt động việc xác minh điều kiện thi hành án và phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án
Chủ trì Hội thảo là đồng chí Nguyễn Sơn Hà, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng. Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo, Kiểm sát viên Phòng Kiểm
sát thi hành án dân sự (Phòng 11); đại diện lãnh đạo các Phòng 15, Thanh tra – Khiếu
tố, Văn Phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và được kết nối
trực tuyến đến
15 điểm cầu Viện kiểm sát quận, huyện.
Xác minh điều kiện thi hành án là việc Chấp hành viên thu thập thông tin,
tài liệu nhằm khẳng định thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người
phải thi hành án để làm căn cứ thực hiện việc tổ chức thi hành án theo quy định
của pháp luật. Xác minh điều kiện thi hành án
là việc làm rất quan trọng của Chấp hành viên, kết quả xác minh quyết định việc
ban hành các Quyết định về thi hành án có căn cứ, đảm bảo cho Bản án, Quyết
định được thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng pháp luật.
Kiểm sát
việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành
án là hoạt động của VKSND nhằm bảo đảm cho mọi vi phạm pháp
luật trong việc xác minh,
phân loại điều kiện thi hành án được phát hiện, xử lý kịp thời và
nghiêm minh, bảo
vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong 02 năm 2022 – 2023, toàn ngành KSND thành phố Hải Phòng
đã kiểm sát mới 16.078 việc/7.767.698.181.000 đồng; số việc đã thi
hành xong là 13.685 việc/ 4.426.185.948.000 đồng; số việc đang thi hành là
1.862 việc/2.485.710.850.000 đồng; số việc chưa có điều kiện thi hành là 3.595
việc/2.980.436.780.000 đồng, chiếm tỷ lệ 13,3% trong
tổng số phải thi hành, số việc Viện kiểm sát trực tiếp xác minh điều kiện thi
hành án là 143 việc.
Trong nhiều năm qua, hàng
năm hai cấp ngành Kiểm sát Hải Phòng đã rất tích cực chủ động việc thực
hiện chỉ tiêu xác minh thi hành án và đã phát hiện nhiều vi phạm của cơ quan thi hành án cùng các ngành có liên quan như Ủy ban các cấp, văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất, ngân hàng… qua đó, thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc
phục vi phạm. Kết quả, Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành được 04 kháng
nghị và 64 bản kiến nghị, qua đó đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao vị thế, uy tín
ngành Kiểm sát tại địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, hoạt động kiểm sát việc xác minh, phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án của Viện kiểm sát còn có một số
hạn chế, tồn tại như: Một số việc chậm thực hiện việc kiểm sát hoặc chậm phát
hiện vi phạm; báo cáo đề xuất hướng xử lý của Kiểm sát viên còn chung chung,
không nêu cụ thể biện pháp xử lý. Một số kháng nghị, kiến nghị chất
lượng chưa cao. Số việc Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành xác
minh điều kiện thi hành án
chưa nhiều; phần lớn được kiểm sát qua việc xem xét, nghiên cứu các tài liệu
xác minh điều kiện thi hành án của
Chấp hành viên nên việc nắm bắt thông tin về điều kiện thi
hành án của đương sự có lúc, có nơi còn hạn chế,
chưa kịp thời phát hiện được vi phạm để thực hiện quyền kiến nghị hoặc kháng
nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm.
Những
tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan do quy định pháp
luật về việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành án còn nhiều
tồn tại, hạn chế; việc xác minh phải thực hiện toàn diện ở nhiều cơ quan nhưng
nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho công tác kiểm sát việc
xác minh hoặc trực tiếp xác minh của Kiểm sát viên.
Nguyên
nhân chủ quan là do việc một số Kiểm sát viên còn chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc kiểm sát việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành án; chưa có
kỹ năng trong việc kiểm sát việc phân loại của Cơ quan thi hành án. Bên cạnh đó
khi thực hiện chức năng kiểm sát, Kiểm sát viên còn chưa chưa sâu sát, chưa làm hết nhiệm vụ
được giao, người đứng đầu một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức trong
việc bố trí đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân
sự.
Với mục đích
tập huấn chuyên sâu các kỹ năng khi kiểm sát việc xác minh và phân loại điều
kiện thi hành án nhằm xây dựng đội ngũ Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm
sát thi hành án dân sự có năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cao và có kỹ năng kiểm
sát và phát hiện các vi phạm của Cơ quan thi hành án trong việc xác minh, phân
loại điều kiện thi hành án.
Chính vì vậy, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã giao
cho Phòng 11 tham mưu, tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu “Kỹ năng kiểm sát việc
xác minh, phân loại điều kiện thi hành án dân sự” nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng của Kiểm sát viên trong lĩnh vực này.
Tại Hội thảo, đồng chí Đặng Minh Phượng,
Kiểm sát viên trung cấp phòng 11 Viện kiểm sát nhân nhân thành phố Hải Phòng
trình bày nội dung “Kỹ năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án và
phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án”. Báo cáo đã nêu được đầy đủ hệ
thống các văn bản liên quan đến công tác nay, đồng thời nêu được các kỹ năng
của Kiểm sát viên cần có khi thực hiện công tác kiểm sát xác minh điều kiện thi
hành án và phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án.
Theo đó, đối với việc kiểm sát việc xác minh
điều kiện thi hành án, Kiểm sát viên cần chú ý kiểm sát đối với 03 trường
hợp xác minh của Cơ quan Thi hành án bao
gồm: kiểm sát việc Chấp hành viên trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án;
Keiemr sát việc xác minh điều kiện thi hành án bằng văn bản và kiểm sát việc ủy
quyền xác minh điều kiện thi hành án.
Khi kiểm sát
việc phân loại việc chưa có điều kiện thi hành án, Kiểm sát viên cũng cần tập
trung kiểm sát căn cứ xác định việc chưa có điều kiện thi hành án; Kiểm sát
việc Chấp hành viên thực hiện quy định về việc xác minh đối với các việc chưa
có điều kiện thi hành án; Kiểm sát việc chuyển sang sổ theo dõi riêng.
(Đồng chí Vũ Thị Thu Giang, Trưởng phòng 11 VKSND TP Hải Phòng trình bày)
Hội thảo đã có nhiều ý kiến phát
biểu tham luận từ các điểm
cầu VKSND quận, huyện. Các tham luận đã nêu lên thực trạng,
những khó khăn, vướng mắc
và giải pháp của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt
động xác minh điều kiện thi hành án và phân loại án chưa có điều kiện thi hành.
Các
đơn vị Viện kiểm sát quận, huyện trình bày tham luận
Đồng thời, trên cơ sở các khó khăn, vướng mắc của
các Viện kiểm sát quận huyện đã gửi trước khi tổ chức hội nghị và những vi phạm
đã được phát hiện trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự và hướng dẫn
nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới, đồng chí Vũ Thị Thu Giang – Trưởng
phòng 11 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã tổng hợp, giải đáp trực
tiếp về các vấn đề liên quan đến công tác kiểm sát việc xác minh, phân loại
điều kiện thi hành án dân sự cũng nhưng nêu rõ thực trạng, một số vi phạm điển
hình và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xác minh, phân loại
điều kiện thi hành án dân sự. Theo đó đã đánh giá được 08 vi phạm điển hình của
Chấp hành viên trong hoạt động xác minh, phân loại điều kiện thi hành án dân sự
bao gồm: Chấp hành viên không tiến hành xác minh hoặc chậm xác minh điều kiện
thi hành án dân sự; Chấp hành viên không tiến hành xác minh lại khi nhận được
các thông tin mới về điều kiện thi hành án; Không tiến hành xác minh tại các cơ
quan quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất; việc xác minh không đúng trình tự, thủ
tục dẫn đến việc ra Quyết định chưa có điều kiện thi hành án không có căn cứ;
Chấp hành viên không gửi thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ của người phải thi
hành án chưa có điều kiện thi hành án để niêm yết tại UBND xã; không ra quyết
định hoặc chậm ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và không
chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án
(Đồng chí Nguyễn Sơn Hà – Phó Viện trưởng
phát biểu chỉ đạo)
Phát biểu chỉ
đạo tại Hội thảo, đồng
chí Nguyễn Sơn Hà - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng
đánh giá cao Phòng 11 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và các Viện
kiểm sát quận, huyện trong công tác chuẩn bị báo cáo, tham luận, phát biểu ý kiến trong Hội thảo; thông
qua các ý kiến tham luận của các đơn vị, đồng chí Phó Viện trưởng cũng đã kết
luận, chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng, đồng thời giao cho Phòng 11 Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tổng hợp các khó khăn, vướng mắc còn lại
của các đơn vị để trả lời trong thời gian tới./.
Đặng Minh Phượng – Kiểm sát viên
Phòng 11