CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, TẠO TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NGHIỆP VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT HẢI PHÒNG
Kiểm tra là nội dung không thể thiếu của cơ quan quản lý nói chung, là hoạt động trực tiếp, là tiền đề đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và kết quả công tác của từng đơn vị cấp dưới. Qua công tác kiểm tra có thể ban hành các kết luận, kiến nghị để khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn.

Xác định vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, VKSND thành phố Hải Phòng vẫn luôn xác định kiểm tra là công tác trọng tâm. Nếu như trước năm 2024, công tác kiểm tra của VKSND thành phố Hải Phòng được tổ chức 02 đợt kiểm tra thường xuyên toàn diện, vào thời điểm sơ kết 6 tháng và tổng kết năm. Trưởng đoàn kiểm tra là đại diện 01 đồng chí lãnh đạo Viện và thành viên Đoàn kiểm tra là các đồng chí lãnh đạo các phòng thuộc VKSND thành phố. Tuy nhiên do kiểm tra toàn diện tất cả các khâu công tác, đối với tất cả các đơn vị trong thời gian ngắn khiến việc kiểm tra không thể thực hiện chuyên sâu và toàn diện. Vì vậy, vẫn còn các trường hợp ra sai sót chưa được phát hiện kịp thời. Nhằm đổi mới công tác kiểm tra, đưa công tác kiểm tra trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi Kiểm sát viên, lãnh đạo các đơn vị, nhất là nâng cao vai trò, trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị, trong năm 2024 VKSND thành phố Hải Phòng đã đưa công tác tự kiểm tra thành 01 chuyên đề thực hiện thường xuyên, hàng năm, có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả. Chuyên đề có tên gọi “Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra tại VKSND hai cấp”.

1. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành liên quan đến thực hiện chuyên đề

Để thực hiện chuyên đề, lãnh đạo VKSND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-VKS ngày 05/01/2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng về công tác của ngành Kiểm sát Hải Phòng năm 2024, trong đó có nội dung giao việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra tại VKSND hai cấp” cho Thanh tra – Khiếu tố. Thanh tra – Khiếu tố đã tham mưu xây dựng Kế hoạch số 63/KH-VKS ngày 22/01/2024 để hướng dẫn chi tiết các đơn vị thực hiện chuyên đề tự kiểm tra, với nhiều nội dung đổi mới.

2. Nội dung thực hiện chuyên đề

Chuyên đề được thực hiện với mục đích: Tăng cường công tác tự kiểm tra của VKSND hai cấp thành phố Hải Phòng; Thông qua việc tự kiểm tra của Thủ trưởng các đơn vị trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác chuyên môn và thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ, đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để chấn chỉnh và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong thời gian tiếp theo; Xác định việc tự kiểm tra, đánh giá của các đơn vị là nhiệm vụ thường xuyên để lãnh đạo VKSND thành phố có cơ sở đánh giá toàn diện công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực hiện Kế hoạch, nhiệm vụ công tác nhằm nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, KSV các đơn vị VKSND hai cấp thành phố Hải Phòng.

Các yêu cầu khi thực hiện chuyên đề: Các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tự kiểm tra và báo cáo, đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả công tác, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC, Kết luận tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 và những nội dung chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao, kết luận của Viện trưởng VKSND thành phố Hải Phòng tại các Hội nghị tập huấn, các cuộc họp giao ban; kế hoạch công tác của VKSND thành phố; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị. Các đơn vị triển khai thực hiện chuyên đề nghiêm túc, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để khắc phục khó khăn, hạn chế, vướng mắc của đơn vị.

Nội dung công tác tự kiểm tra:

Kiểm tra việc tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành; việc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị số 01/CT-VKSTC và các Chỉ thị chuyên đề của VKSND tối cao trong các lĩnh vực công tác và các văn bản chỉ đạo liên quan; Kế hoạch số 06/KH - VKS của Viện trưởng VKSND thành phố. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, việc triển khai và kết quả thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ của ngành Kiểm sát Hải Phòng, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ ...

Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-VKSNDTC-TTr ngày 31/3/2014 của Viện trưởng VKSND tối cao, các giải pháp nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội vụ, nhất là việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; việc phân công nhiệm vụ trong đơn vị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; công tác thi đua, khen thưởng; việc triển khai thực hiện các quy định của Ngành; quan hệ với cấp ủy và các cơ quan trong khối nội chính tại địa phương.

Kiểm tra việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, Quy chế nghiệp vụ và các Quy chế phối hợp liên ngành.

Kết quả công tác tham mưu cho cấp ủy địa phương thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị. Phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; giải quyết những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân, những vụ, việc tiềm ẩn nguy cơ trở thành “điểm nóng”, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Kiểm tra việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 18/8/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Ngành; Kết quả công tác phối hợp phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đối với các nhiệm vụ chuyên môn, việc tự kiểm tra đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng quy chế trong từng lĩnh vực cụ thể.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính; thực hiện Quy chế chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế về quản lý sử dụng tài sản công, xe công, xe ôtô chuyên dùng, việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát và trật tự nội vụ của đơn vị.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo; công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức và người lao động; công tác thông tin tuyên truyền; công tác số hóa hồ sơ vụ, việc; văn thư, lưu trữ, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước và các công tác khác.

Thời điểm tự kiểm tra: Kiểm tra 03 lần/năm: Quý I (số liệu từ ngày 01/12/2023 đến ngày 29/02/2024), Quý II (từ ngày 01/3/2024 đến ngày 31/5/2024), Quý III (từ ngày 01/6/2024 đến ngày 30/8/2024). Đối với Quý IV/2024, VKSND thành phố sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả chung vào công tác năm. Thời gian đơn vị tự kiểm tra: Từ ngày 02 đến ngày 05 của tháng 3, tháng 6, tháng 9.

Phương pháp tự kiểm tra: Đồng chí Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND thành phố và Viện trưởng VKSND các quận, huyện chủ trì triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra. Việc tự kiểm tra được thực hiện chéo giữa bộ phận phụ trách của các đồng chí Phó Phòng, Phó Viện trưởng (và tương đương) trong cùng đơn vị. Cán bộ, KSV, Kiểm tra viên tự kiểm tra phần công việc của mình và chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, hệ thống sổ để phục vụ kiểm tra.

Kết quả, trong 6 tháng đầu năm, VKSND thành phố không tổ chức kiểm tra thường xuyên toàn diện 6 tháng, thay vào đó, các đơn vị đã thực hiện chuyên đề tự kiểm tra 02 lần, đảm bảo cả hình thức (có kế hoạch tự kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra cho từng đợt thực hiện chuyên đề, phân công thành viên tham gia kiểm tra chéo) và nội dung (quy trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công). Kết quả sau mỗi đợt tự kiểm tra của các đơn vị được xây dựng thành báo cáo chi tiết gửi VKSND thành phố (đơn vị theo dõi là Thanh tra – Khiếu tố). VKSND thành phố đã tổ chức kiểm tra đột xuất kết quả tự kiểm tra của một số đơn vị  và nhận thấy các nội dung báo cáo đều chính xác. Việc tự kiểm tra dần đi vào nề nếp, không còn mang tính hình thức, nâng cao ý thức của cá nhân khi thực thi công vụ.

Như vậy, với sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác kiểm tra, việc tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề thường xuyên, liên tục đã phát huy tác dụng. Trước hết thay đổi nhận thức của cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, coi công tác tự kiểm tra là nhiệm vụ hàng ngày, hàng giờ, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, chứ không phải nhằm mục đích phục vụ đoàn kiểm tra khi có kế hoạch. Đưa công tác tự kiểm tra sắp xếp hồ sơ trở thành thói quen tốt hàng ngày, với phương châm “làm đến đâu gọn gàng đến đó”, “việc hôm nay chớ để ngày mai”.    

                    Tổ giúp việc Ban Biên tập Trang tin điện tử VKSND thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ
Tin tức
Thông tin cần biết
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

Trang thông tin điện tử: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - Cơ quan chủ quản: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Địa chỉ: Lô 18A, Lê Hồng Phong, Hải An, TP Hải Phòng - Điện thoại: 02253.838308 - Fax: 02253.839072 - Email: vp_haiphong@vks.gov.vn
Trưởng ban biên tập: Phó Viện trưởng Lưu Xuân Sang
Số giấy phép: 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng cấp ngày 17 tháng 10 năm 2017 (Giấy phép có giá trị 10 năm)
Bản quyền thuộc về VKSND TP Hải Phòng - Thiết kế bởi VNPT | Quản trị

Chung nhan Tin Nhiem Mang